Khám phá lịch sử về xà phòng.

Thỏi xà phòng đầu tiên có từ khi nào?

Chưa có nhà sử học nào xác định được chính xác từ khi nào con người biết sử dụng xà phòng. Nhưng tất cả mọi nhà sử học, khảo cổ học đều đồng ý với nhau rằng: từ khi con người biết dùng lửa để nướng thịt và múa hát cùng nhau quanh ngọn lửa thì những bánh xà phòng đầu tiên cũng vô tình xuất hiện sau những buổi tiệc đó. Lịch sử xà phòng bắt đầu từ đây.

Thật vậy. Xà phòng có lẽ đã phát sinh ra như một sản phẩm phụ của một bữa tiệc nướng lớn: thịt động vật nguyên con, được nướng trên lửa; những hạt mỡ từ con vật ấy, rơi vào tàn tro bên dưới. Kết quả là một phản ứng hóa học tạo ra một chất nhờn sau đó đông kết lại thành từng thỏi, chất này khi kết hợp với nước có khả năng tẩy sạch bụi bẩn và dầu mỡ trên da và mọi loại bề mặt.

Một loại xà phòng lâu đời từ Trung Á

Các công thức cho xà phòng đã xuất hiện gần 5.000 năm trước, với nhiều biến thể từ Mesopotamia, Ai Cập, Hy Lạp cổ đại và La Mã. Sau đây là một công thức được trích nguyên văn được đục vào một bệ đá của một nhà giả kim được xuất bản vào khoảng giữa thế kỷ 8 và thế kỷ 10 – Green Garden dịch lại:

“Rải tro đã cháy kỹ từ những khúc gỗ tốt lên trên đồ đan bằng liễu gai … và nhẹ nhàng đổ nước nóng lên chúng để từng giọt nước chảy qua.… Sau khi đã lọc kỹ, hãy nấu.… Thêm dầu(mỡ) vừa đủ và khuấy thật đều.

Từ “xà phòng” hay “xà bông” trong tiếng Việt bắt nguồn khi phiên âm từ “savon” trong tiếng Pháp. Từ savon lại bắt nguồn từ chữ “saponification”. Saponification được tóm dịch là quá trình làm ra xà phòng: khi cho mỡ động vật hay dầu thực vật kết hợp với nước tro và nhiệt độ, kết quả của phản ứng trên tạo ra xà phòng ta gọi đó là quá trình xà-phòng-hoá hay saponification.

Từ “saponification” có thể xuất phát từ một ngôn ngữ cổ hơn: proto-Germanic. Trong đó “saipo” có nghĩa là “lọc”; từ tiếng Latin “sebum” có nghĩa là “mỡ”; hoặc từ Núi Sapo, một ngọn núi ở Ý, nơi địa điểm hiện nay đã bị mất trong lịch sử. (Câu chuyện truyền thuyết kể rằng mỡ động vật và tro từ bếp nấu ăn của các vị thần trên đỉnh Olympus trôi xuống đồi và được phát hiện ra bởi những người La Mã)

Lịch sử xà phòng và các nền văn minh cổ đại:

Nhiều tài liệu khảo cổ đã được tìm thấy, và các nhà sử học cho rằng người Babylon cổ đại đã biết làm xà phòng từ năm 2800 trước Công nguyên. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một chất giống như xà phòng trong các ống đất sét được giám định carbon là từ thời điểm 2800 TCN. Những ống đất sét hình trụ này được khắc một vài văn bản mà khi được dịch ra ta có thể hiểu như sau: “chất béo đun sôi với tro” (một phương pháp sản xuất xà phòng)

Các ghi chép cho thấy người Ai Cập cổ đại cũng tắm rửa thường xuyên với xà phòng. Giấy cói Ebers, một tài liệu y khoa từ khoảng năm 1500 trước Công nguyên mô tả việc kết hợp dầu động vật và thực vật với muối kiềm để tạo thành một vật liệu giống như xà phòng được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da cũng như để tẩy rửa. Nhiều nền văn minh cổ đại khác cũng sử dụng các dạng xà phòng sơ khai. 

Tham khảo: https://www.nytimes.com/wirecutter/blog/history-of-soap/

Nhiều nhà sử học cho rằng người Ai Cập cổ biết dùng xà phòng để chữa bệnh ngoài da.

Ghi chép về xà phòng từ nền văn minh La Mã:

Các tác phẩm ghi lại cuộc sống ở La Mã vào Thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, mô tả xà phòng là một phát minh của người Pháp (Gaulois). Từ sapo, tiếng Latinh có nghĩa là xà phòng, có khả năng được mượn từ một ngôn ngữ gốc Đức và có nghĩa là “bã nhờn” trong tiếng Latinh. Xuất hiện lần đầu trong lời kể của Pliny the Elder trong tác phẩm Historia Naturalis, ghi chép lại việc sản xuất xà phòng từ mỡ động vật và tro. Trong đó, ông đề cập đến việc sử dụng xà phòng để điều trị các vết loét bìu. Người La sử dụng một loại xà phòng dịu nhẹ hơn được người Pháp (Gaulois) sản xuất vào khoảng năm 58 trước Công nguyên.

hình minh hoạ về một xưởng nấu xà phòng thời cổ đại

Bác sĩ Galen ở thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên đã mô tả quá trình sản xuất xà phòng bằng dung dịch kiềm và quy định việc giặt giũ để loại bỏ mầm bệnh khỏi cơ thể và quần áo. Việc sử dụng xà phòng để vệ sinh cá nhân ngày càng trở nên phổ biến trong thời kỳ này. Theo Galen, xà phòng tốt nhất là của người Đức, và xà phòng từ Pháp là tốt thứ hai.

Xà phòng trong thời Cổ Đại ở Trung Quốc:

Một hợp chất tẩy rửa tương tự như xà phòng đã được sản xuất ở Trung Quốc từ cổ đại. Chất này được ép từ hạt bồ mễ hay còn gọi là cây tuyết liên tử. Một chất tẩy rửa truyền thống khác là hỗn hợp lá lách lợn và tro thực vật. Xà phòng thật, làm từ mỡ động vật với nước tro, không xuất hiện ở Trung Quốc cho đến thời kỳ hiện đại.

Lịch sử xà phòng trong thời Trung Đại:

Sau sự sụp đổ của Đế Chế La Mã vào năm 467 sau Công nguyên, thói quen tắm rửa đã giảm sút ở phần lớn châu Âu, dẫn đến tình trạng mất vệ sinh trong thời Trung cổ. Sự mất vệ sinh thời bấy giờ góp phần thúc đẩy dịch bệnh, bao gồm cả Cái chết đen, xảy ra vào thế kỷ 14. Tuy nhiên, vẫn có những khu vực của thế giới thời trung cổ nơi sự sạch sẽ cá nhân vẫn đi kèm với nghề sản xuất xà phòng.

sử dụng xà phòng được cho là công việc của phụ nữ.

Những người thợ làm xà phòng ở Napoli (Italy) thành lập phường hội nghề làm xà phòng vào cuối thế kỷ thứ sáu (lúc đó nằm dưới sự kiểm soát của Đế chế Đông La Mã). Cho đến kỷ thứ tám, nghề làm xà phòng đã nổi tiếng ở Ý và Tây Ban Nha.

Vùng De Villis ở nước Pháp thời Trung Cổ, khoảng năm 800, đề cập đến xà phòng là một trong những sản phẩm mà các điền trang hoàng gia phải nhập khẩu từ Tây Ban Nha. Các vùng đất của Tây Ban Nha thời trung cổ là nơi sản xuất xà phòng hàng đầu vào thời kỳ đó.

Ở châu Âu, từ thế kỷ thứ 9 xà phòng được sản xuất từ ​​mỡ động vật và có mùi khó chịu. Điều này đã thay đổi khi dầu ô liu bắt đầu thịnh hành hơn và được sử dụng trong các công thức xà phòng. Sau đó phần lớn sản lượng xà phòng của Châu Âu tập trung ở các vùng trồng ô liu như Địa Trung Hải.

Vương quốc Anh bắt đầu sản xuất xà phòng vào khoảng năm 1200. Sản xuất xà phòng được coi là công việc của “những người thợ thủ công lành nghề” được xếp ngang hàng với những nghề nghiệp thiết yếu khác như thợ mộc, thợ rèn và thợ làm bánh.

ý tưởng quà tặng độc đáo từ xà phòng handmade
Trong lịch sử sản xuất xà phòng được coi là công việc của “những người thợ thủ công lành nghề”

Đến thế kỷ 15, xà phòng thơm chứa nhiều tinh dầu trở thành mặt hàng xa xỉ. Phần lớn các nhà máy sản xuất xà phòng sở hữu bởi các tín đồ Cơ Đốc đều được cơ giới hoá và xà phòng dần trở thành sản phẩm công nghiệp.

Tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Soap

Lịch sử xà phòng ở Việt Nam:

Ở Pháp, vào nửa sau của thế kỷ 15, các nhà máy sản xuất xà phòng bán công nghiệp tập trung một số vùng ở Provence, Toulon, Hyères và Marseille. Đây là những nhà máy cung cấp xà phòng cho toàn bộ nước Pháp. Ở Marseilles, đến năm 1525, sản xuất tập trung ở hai nhà máy lớn, và việc sản xuất xà phòng ở Marseille có xu hướng lấn át hơn các nơi khác. Biến Marsaille trở thành nơi sản xuất xà phòng hàng đầu của nước Pháp cho đến tận ngày nay.

Nhà máy sản xuất xà phòng tại Pháp

Trước khi Thực Dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng vào tháng 4/1858 thì các thương gia người Pháp đến từ vùng Marseilles đã mua bán xà phòng với tầng lớp quan lại và quý tộc triều Nguyễn từ những năm 1850. Thời kỳ này Xà Phòng thơm từ Pháp là một mặt hàng cao cấp và quý hiếm mà chỉ có tầng lớp giàu có ở Việt Nam sở hữu.

Sau khi thực dân Pháp chiếm đóng Việt Nam thì người Pháp bắt đầu đến và sinh sống. Từ năm 1890 Ở hai thành phố lớn là Sài Gòn và Hà Nội, người pháp bắt đầu thành lập các xưởng sản xuất xà phòng với quy mô nhỏ và thuê mướn lao động người Việt Nam ở địa phương. Xà phòng ở Việt Nam vào thời kỳ này thường được làm từ dầu dừa nên chỉ có mùi thoang thoảng đặc trưng của xà phòng. Dần dà nghề dạy nghề, không chỉ người Pháp mà người Việt và Người Hoa ở Chợ Lớn cũng có thể sản xuất được xà phòng. Bắt đầu cho thời đại mà Xà Phòng sản xuất tại Việt Nam nổi tiếng khắp châu Á.

Đọc thêm bài viết: Xà phòng handmade là gì?

(còn cập nhật)